Loading...
Aug 30, 2012

Mơ lông


Bài 1. Mơ lông

Mơ lông còn gọi là Mơ tam thể, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô… có tên khoa học là Paederia scandens (Lour.) Merr., là một thứ cây leo mọc hoang hoặc được trồng ở những hàng rào nhiều nơi trong nước ta.
Quả thực, nói đến lá Mơ lông là người ta liên tưởng đến thịt chó và căn bệnh kiết lỵ. Tuy nhiên, mơ lông còn có những tác dụng khác mà nhiều người chưa biết. Theo dược học cổ truyền, lá Mơ lông vị chua, tính bình, có công năng trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng thường được dùng để chữa các chứng phong thấp (đau khớp), phúc thống (đau bụng), lỵ tật (kiết lỵ), phù thũng, thực tích (đầy bụng, chậm tiêu), cam tích (trẻ em suy dinh dưỡng), can tỳ thũng đại (gan, lách to), trúng độc, thoát giang (sa trực tràng), bối ung (mụn nhọt mọc ở lưng), bạch đới (khí hư), thương tổn do trật đả…
Các sách thuốc cổ như Cương mục thập dị, Lý thị thảo bí, Bản thảo cầu nguyên, Thảo mộc tiện phương, Trọng sàng thảo dược… đều có bàn đến Mơ lông với những phương thuốc khá độc đáo.
Ví dụ: Để chữa chứng phong thấp cổ nhân khuyên nên dùng rễ hoặc dây Mơ lông 30-50g sắc uống với một chút rượu; để chữa chứng bối ung nên dùng 50g dây Mơ lông tươi sắc uống, bên ngoài lấy lá giã nát đắp;
Để chữa chứng cam tích trẻ em có thể dùng rễ Mơ lông khô 15-20g, Dạ dày lợn 1 cái thái vụn sắc uống; Để giải độc dùng rễ và dây Mơ lông 100g, Đậu xanh 30g sắc uống làm 3 lần, mỗi lần cách nhau 2-3 giờ.
Trên lâm sàng, các nhà y học Trung Quốc đã nghiên cứu dùng Mơ lông điều trị các chứng đau do viêm loét dạ dày, co thắt đường mật, chấn thương và đau sau phẫu thuật, chữa viêm da thần kinh, viêm tuỷ và dị ứng dạng nổi cục đạt kết quả tốt.
Trên thực tế, ở nhiều nơi người ta vẫn dùng lá Mơ lông làm rau sống ăn kèm với các loại rau khác. Tuy nhiên, mỗi ngày nên dùng từ 10-15g là vừa phải.
Theo Cây thuốc quý

Bài 2. CÂY MƠ LÔNG CHỮA TIÊU CHẢY

Mơ lông còn có tên là cây rau mơ, mơ tam thể. Loại cây leo này không chỉ được dùng trong các hàng thịt chó mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh, nhất là các bệnh đường tiêu hóa.
Theo Đông y, rau mơ vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn.
Chữa kiết lỵ mới phát
Biểu hiện: Đi đại tiện nhiều lần, trong phân có máu và chất nhầy như nước mũi, có trường hợp sốt nhẹ.
Lấy một nắm lá mơ tươi lau sạch (bằng khăn sạch) thái nhỏ, đập vào một quả trứng gà trộn đều, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn. Ăn ngày 3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống. Uống 2-3 lần.
Chữa tiêu chảy do nóng
Nếu mắc chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16 g, nụ sim 8 g sắc cùng với 500 ml nước còn 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu
Khi ăn vào thấy bụng sôi, khó tiêu hóa thì lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.
Chữa đau dạ dày
Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả.
Chữa bí tiểu tiện
Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm.
Tẩy giun
Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.
BS. Đỗ Minh Hiền
( Sức Khỏe & Đời Sống)

Bài 3. Các bài thuốc kinh nghiệm sử dụng mơ tam thể

1. Chữa kiết lỵ mới phát:
Lấy một nắm lá mơ tươi, thái nhỏ trộn với trứng gà cả lòng đỏ và lòng trắng, lấy lá chuối bọc lại rồi nướng chín đều để ăn, hoặc cho lên chảo rán vàng không cho dầu, mỡ. Ngày ăn 2-3 lần và ăn liên tục vài ngày là khỏi. Nếu bị chứng lỵ mới phát do đại tràng tích nhiệt thì lấy một nắm lá mơ và một nắm lá phèn đen, cả hai rửa sạch, nhúng qua nước sôi, vẩy khô, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, uống 2-3 lần.
- Lá mơ lông 100g, rau sam 400g, hạt cau 100g, củ phượng vĩ 100g, cỏ sữa nhỏ lá 400g. Tất cả sao tán bột dùng 20g/ngày dùng 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, phèn đen 20g, củ phượng vĩ 20g, sao tán bột, uống ngày 20g.
- Lá mơ lông 100g, cỏ nhọ nồi tươi 100g, lá phượng vĩ 100g, sắc uống trong 5-7 ngày.
- Lá mơ lông 100g, cỏ sữa lá to 100g, rau sam 100g, ngân hoa 20g, búp ổi 20g, búp sim 100g, sắc nước sánh hơi đậm, uống trong ngày dùng 5-7 ngày.
2. Chữa tiêu chảy do nóng: Chứng tiêu chảy do nhiệt với triệu chứng khát nhiều, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn kèm theo đầy hơi, hậu môn nóng rát, có thể dùng lá mơ 16g, nụ sim 8g sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày.
3. Chữa sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm, hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong khoảng 2-3 ngày là thấy kết quả.
4. Chữa tiêu chảy ra máu: Mơ tam thể 6g ; cây cứt lợn 6g; xuyên tâm liên 4g; đọt cà ăn quả 16g; rau sam 6g. Cách dùng: Sắc 3 bát lấy 1, uống lúc còn nóng, ngày 2 lần uống, mỗi ngày một thang.
5. Chữa ho gà: Lá Mơ tam thể 150g; Bách bộ 250g; Cỏ Mần trầu 250g; Rễ Chanh 250g; Cỏ Nhọ nồi 250g; Rau Má 250g; Cam thảo dây 150g; Trần bì 100g; Gừng 50g; Đường kính 1500g. Cách dùng: Cho vào 6 lít nước sắc còn 1 lít, cho đường kính vào trộn lẫn rồi đun sôi cho còn một lít. Liều dùng: Ngày uống 2-3 lần. Trẻ 6 tháng đến 1 năm tuổi, mỗi lần uống 2 thìa cà phê; trẻ 3-4 tuổi: 6 lần x 2 thìa cà phê; trẻ 5-7 tuổi: 7 lần x 2 thìa cà phê.
6. Trừ giun kim và giun đũa:
- Dùng lá mơ tam thể giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói thì giun ra. Ðể trừ giun kim, ngoài cũng dùng lá mơ lông một nắm 30g, chế vào 50ml nước chín, vắt lấy nước cốt bơm thụt vào hậu môn, giữ lại khoảng 20 phút vào lúc 19-20 giờ trước khi đi ngủ, giun sẽ bò ra.
- Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50 g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày giun sẽ ra hết.
- Nếu bị nhiễm giun kim thì cũng uống nước cốt lá mơ như trên, ngoài ra lấy khoảng 30 g rau mơ (cả lá, ngọn), rửa sạch, giã nát rồi cho thêm vào 500 ml nước sôi để nguội, dùng bơm thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ khoảng 2-3 phút, giun sẽ bò ra.
7. Trị viêm tai: Lá mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng.
8. Chữa đau dạ dày: Bị chứng đau dạ dày thì lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như thế thì có hiệu quả.
9. Chữa bí tiểu tiện: Nếu bị sỏi thận gây bí tiểu tiện, lấy rau mơ sắc uống ngày vài lần rất hiệu nghiệm.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
TOP