Loading...
Aug 30, 2012

Cây cỏ ngọt


Bài 1. Phát “sốt” vì cây cỏ ngọt

GS-Viện sĩ Trần Đình Long, Chủ tịch Hội Cây trồng VN, cho biết cây cỏ ngọt được ông đưa về VN trồng từ năm 1988 chủ yếu dùng trong dược phẩm. Do thiếu đầu ra, người trồng không mặn mà, có thời gian cỏ ngọt gần như bị lãng quên. Năm 2009, Mỹ và cộng đồng châu Âu chính thức khuyến khích sử dụng rộng rãi và thu mua cỏ ngọt thay thế đường. Cây cỏ ngọt dần dần được hồi sinh và trở thành mặt hàng “nóng” mang lại giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, công dụng mà cây cỏ ngọt mang lại không phải ai cũng biết. Theo ông, cỏ ngọt thuộc họ cúc, có nguồn gốc từ Nam Mỹ, độ ngọt tự nhiên 100%, gấp 300 lần so với đường mía. Có thể coi đây là một loại đường không năng lượng, không chứa calo, dễ bảo quản do tính kháng khuẩn.
Cuộc sống hiện đại, ai cũng lo sợ mắc các căn bệnh “thời đại”. Vì vậy, khi hay tin cỏ ngọt được mệnh danh là chất ngọt “hoàng gia” tốt cho sức khỏe, trên các diễn đàn trên internet những ngày qua, nhiều người phát “sốt” vì tìm giống cây cỏ ngọt. Anh Bùi Thanh Việt (Vũng Tàu) cho hay, anh đã nhờ một người bạn lùng mua được 5 cây từ Hà Nội, gửi qua đường hàng không về trồng. Chị Đinh Thu Hiền (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Từ một năm nay, nhà mình uống nước cỏ ngọt thay nước đun sôi để nguội. Mỗi ngày, chỉ cần ngắt 3 lá cho vào ấm nước đun lên, uống ngọt hương vị rất dễ chịu”.
Thông tin cỏ ngọt chữa được nhiều bệnh khiến cho những người nông dân trồng cỏ cũng được “thơm lây”. Ông Đỗ Quang Hòa, thôn Đại Cát, xã Liên Mạc, Từ Liêm cho biết, gia đình ông bắt đầu trồng cỏ ngọt từ năm 1988, nhưng mãi đến gần đây cây cỏ ngọt mới được để ý. “Từ cuối năm 2011, rất nhiều người ở nội thành về Liên Mạc tìm mua cây cỏ ngọt về trồng trong nhà. Tính ra giá bán giống hơn nhiều so với bán lá thành phẩm. Cũng giống như các loại cỏ khác, cỏ ngọt rất dễ sống”.
Theo kinh nghiệm của những người trồng cỏ, cây này có khả năng đẻ nhánh rất tốt. Nhánh già nhân giống, cắt râm cành xuống đất ẩm, phun sương, một tuần cây bén rễ. Mỗi năm có thể thu hoạch 3-4 lần. Tuy nhiên, phương pháp này thích hợp với những người trồng quy mô lớn, biết cách chăm sóc cây trồng. Còn với những hộ gia đình có quy mô nhỏ, trồng cỏ để sử dụng hằng ngày nên lựa chọn cây khỏe, có chất lượng. Hiện trên thị trường có một số công ty bán cây giống trồng với quy mô lớn với giá 350 đồng/cây, mầm giống 125 đồng/cây. Với những người không có điều kiện chăm sóc, có thể tìm mua lá khô tại các tiệm thuốc bắc trên phố Lãn Ông (Hà Nội) với giá 80.000 -100.000 đồng/kg hoặc mua trà túi lọc giá 35.000 đồng/hộp.
Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt là chất phụ gia điều vị để sản xuất bánh mứt kẹo, rượu màu và nước giải khát cho người ăn kiêng. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang đề nghị thay thế 30% đường mía bằng loại đường từ cỏ ngọt. Tại VN, Hiệp hội Giống cây trồng VN đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng đề án phát triển cỏ ngọt theo hướng công nghệ cao. Theo đó, cây cỏ ngọt được đưa vào trồng tại các tỉnh Cao Bằng, Hà Giang, Hà Nội, Hòa Bình, Hưng Yên, Thái Bình, Nghệ An, Lâm Đồng.
Thu Hằng
Theo Thanh niên online

Bài 2. Đường cỏ ngọt: Xu hướng mới?

…. Theo các chuyên gia nông nghiệp, đường Stevia từ cỏ ngọt gấp tu 5 den 340 lần đường saccaroza, ít năng lượng, không lên men, không bị phân hủy mà hương vị thơm ngon, có thể dùng để thay thế đường mía. Đặc tính quan trọng của các Steviozit này là có thể làm ngọt thực phẩm mà không gây độc hại cho người, không đòi hỏi kỹ thuật sản xuất phức tạp, năng suất cao, công nghệ thu hái chế biến đơn giản.
Các công bố khoa học cho thấy cỏ ngọt có thành phần chống ung thư vòm họng, phòng và chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống béo phì… Hiện tại loại đường này này đang được chiết xuất và sử dụng rộng rãi bởi các hãng lớn như Coca, Pepsi, Cagill.
Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện những DN cung cấp giống và tư vấn trông loại cây này. Nông dân ở nhiều tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hòa Bình, Hưng Yên, Nghệ An…đã trồng thử ngiệm. Trong tuần tới, lô hàng đường tinh thể từ cây cỏ ngọt sẽ được công ty nhập vào Việt Nam và phân phối.
Thực tế, nhận thấy ưu điểm của loại cây trồng này, từ nhiều năm nay, những hộ gia đình trồng cây cỏ ngọt cũng tự thay đổi cách dùng đường của gia đình để đảm bảo sức khỏe. Chị Dung cho biết: Ngay từ khi trồng, biết tác dụng của loại cỏ này, gia đình đã sử dụng cây cỏ ngọt khô trong việc pha nước… như một phần không thể thiếu của gia đình. Từ nước nhân trần, chè xanh, lá vối… đều được bỏ thêm lá cỏ ngọt thay đường.
Theo nhiều chuyên gia, trong y học, cây cỏ ngọt được sử dụng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Trong công nghiệp thực phẩm nó được dùng tương đối rộng rãi ở Nhật Bản như để pha chế làm tăng độ ngọt của các loại thực phẩm khác nhau, được chế thành các viên đường để làm giảm độ nóng khi dùng đường saccaroza.
Ngoài ra, người ta còn dùng để chế rượu màu, nước hoa quả, các loại bánh kẹo, món tráng miệng đông lạnh, ướp các loại hải sản sấy khô, chế biến dấm. Cỏ ngọt còn được dùng trong công nghệ chế biến mỹ phẩm……
Theo Vef.vn

Bài 3. Cây Cỏ ngọt

Cây cỏ ngọt mọc hoang ở Paraguay. Tên khoa học là: Stevia rebaudiana (Bert) Hemsl. Thuộc họ Cúc (ASTERACEAE). Theo Dược sĩ Trần Xuân Thuyết: cây Cỏ ngọt được nhập giống về trồng ở Việt Nam trước năm 1990. Từ năm 1990 Công ty Dược liệu TWI hướng dẫn kỹ thuật trồng trên diện tích sản xuất để cung ứng cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Đặc điểm: là một loại cỏ sống lâu năm, 6 tháng sau khi trồng; gốc bắt đầu hoá gỗ, mỗi gốc có nhiều cành (nếu để mọc tự nhiên cây có thể cao đến 100cm). Cành non và lá đều phủ lông trắng mịn, lá mọc đối, hình mũi mác, dài 30-60mm, rộng 15-30mm, có 3 gân chính xuất phát từ cuống lá. Mép lá có răng cưa ở nửa phần trên. Cụm hoa hình đầu, mỗi tổng bao có chứa 5 hoa nhỏ, tràng hình ống, màu trắng ngà, có 5 cánh nhỏ. Hoa dài 10-12mm. Có hai vòi nhuỵ dài thò ra ngoài. Hoa có mùi thơm nhẹ (hình dáng giống hoa cỏ Lào, nhưng nhỏ hơn nhiều). Mùa hoa từ tháng 10 năm trước đến tháng 2 năm sau (theo dương lịch).
Toàn thân có vị ngọt, nhiều nhất ở lá, lá già chết khô ở dưới nhưng cuống rất dai nên không rụng (vẫn còn vị ngọt).
Cỏ ngọt sinh sản hữu tính (gieo hạt) và vô tính (giâm cành) là cây ưa ẩm, ưa sáng nhưng sợ úng và chết khi ngập nước.
Bộ phận dùng: cành mang lá phơi hoặc sấy khô (Khi đoạn cành dài khoảng 20-25cm là thời điểm cắt cành. Trung bình mỗi tháng một lần thu hoạch)
Hoạt chất chính: Steviosid (là một glucosid) có vị ngọt gấp 250-300 lần đường kính (saccharoza), nhưng stevioside không sinh năng lượng. Trong Cỏ ngọt khô (cả cành lá) chứa khoảng 1,5% chất ngọt steviosid (trong lá chứa khoảng 6-7% steviosid). Như vậy 100g Cỏ ngọt khô có lượng chất ngọt tương đương 400-450g đường kính.
Trên thị trường có đường Cỏ ngọt dập viên, mỗi viên có 60mg steviosid tương đương 18g đường kính. Đường cỏ ngọt dùng để pha nước uống như nước chanh, cà phê…
Tác dụng chữa bệnh: Cỏ ngọt và đường Cỏ ngọt không có tác dụng chữa bệnh mà là chất tạo vị ngọt (không năng lượng) dùng cho:
- Người bệnh phải kiêng đường kính (saccharoza) là chất sinh năng lượng trong các bệnh như tiểu đường, cắt dạ dày, béo phì cần giảm cân…
- Các trường hợp phải kiêng dùng Cam thảo Bắc: người mang thai, người có bệnh tim mạch, cao huyết áp. Người đang dùng thuốc có Digitalis, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid (ví dụ uống trà nhân trần phải bỏ Cam thảo Bắc, thay bằng Cỏ ngọt…)
Cách dùng: Nếu ngửi thấy có mùi ngái, cần khử mùi ngái; phơi sấy khô, cắt nhỏ Cỏ ngọt để phối hợp với loại thuốc cần tạo vị ngọt.
Ví dụ: Hoa hoè, Nhân trần, Actisô… khi pha trà hoặc sắc thuốc.
Liều lượng: Tuỳ khẩu vị từng người mà điều chỉnh lượng Cỏ ngọt cho vừa miệng.
Cách khử mùi ngái: Cỏ ngọt mới làm khô sau thu hoạch thường có mùi ngái, gây khó chịu cho một số người. Cách làm như sau: Phun nước vào Cỏ ngọt khô để làm ẩm đều. Cho vào túi kín, ủ trong 2-3 ngày rồi đem phơi hoặc sấy khô sẽ hết mùi ngái mà không giảm độ ngọt.
Bảo quản: Phơi hoặc sấy khô rồi bảo quản trong đồ đựng sạch, khô, kín. Chú ý phòng ẩm, mốc.
Theo Cây thuốc quý

Bài 4. Cỏ ngọt điều trị hỗ trợ bệnh tiểu đường

….. Qua nhiều lần thử nghiệm, cỏ ngọt tỏ rõ khả năng làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của người bệnh, dẫn đến làm giảm đường huyết với liều dùng mỗi lần 0,13-0,18 g steviosid, tương đương với 2,5 g lá cỏ ngọt, ngày hai lần, uống trong nhiều ngày. Cỏ ngọt còn có tác dụng chống béo phì với liều 0,5-1 g steviosid, chia làm 3-4 lần trong ngày. Do đó, người ta khuyên những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì và tăng cholesterol trong máu nên dùng cỏ ngọt hoặc steviosid thay thế các loại đường từ mía và củ cải, vì chúng cung cấp năng lượng cho cơ thể ở mức thấp, không gây tác dụng phụ và không độc hại, rất tốt cho người cao tuổi.
Hiện nay, cỏ ngọt đang được sử dụng dưới dạng độc vị thân lá phơi khô, cắt nhỏ, hãm uống hằng ngày. Steviosid đang là chất phụ gia cho việc bào chế và sản xuất các loại trà thuốc như trà sâm quy, trà artichaut, trà camonulla…..

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
TOP