Loading...
Aug 30, 2012

Cách điều trị ho cho trẻ nhỏ


Hầu hết những người dị ứng đều phải dùng nước muối để rửa mũi. Dung dịch nước muối sẽ rửa trôi mọi chất bẩn, tống khứ các chất nhầy làm thông thoáng mũi.
Hẳn bậc bố mẹ nào cũng thấy bất an khi nghe con ho. Và nếu kèm theo xổ mũi, chảy nước mũi thì nỗi lo lắng càng tăng. Ngoài các loại siro ho thông dụng mà chẳng phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn còn có thể làm gì?
Kiểm tra xem có đúng cảm lạnh
Thật dễ để phân loại các cơn ho ngắn, chảy nước mũi và hắt hơi là dấu hiệu của cảm lạnh. Nhưng trước khi làm bất cứ việc gì, hãy chắc chắn rằng chẩn đoán của bạn là đúng.
Các triệu chứng của cảm lạnh bao gồm: chảy nước mũi, viêm họng, ho và có lẽ là cả đau nhức. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh khác như dị ứng. Vì thế, nếu thở khò khè xuất hiện hoặc hơi thở của bé trở nên nông, gấp thì cần đưa bé đi khám.
Chỉ cần 1 thìa… đầy
Kinh nghiệm của ông bố Nicholas Brown (Anh) cho thấy, thay vì cho uống siro ho, anh sẽ cho cô con gái 4 tuổi của mình uống 1 hoặc 2 thìa mật o­ng nguyên chất, không thêm bạc hà hay trà hoa cúc.
Đối với Kay Odell (Anh), nước mật o­ng ngâm chanh tươi mới là tốt nhất và muốn giảm ho đêm thì cần đảm bảo đây là loại nước uống cuối cùng khi lên giường.
Những liệu pháp tự nhiên
Bà mẹ của 5 cậu con trai tuổi từ 3-12, Andrea Schumann cho biết, chị chưa bao giờ là một “fan” của các đơn thuốc. Chị thường dùng dầu khuynh diệp nguyên chất, lấy 2-3 giọt thoa vào ngực, vùng cổ và thoa gan bàn chân mỗi khi bé đi ngủ. Theo chị điều này rất có hiệu quả, giấc ngủ của trẻ không bị quấy rầy do các cơn ho.
Sạch mũi, thông mũi
Hầu hết những người dị ứng đều phải dùng nước muối để rửa mũi. Dung dịch nước muối sẽ rửa trôi mọi chất bẩn, tống khứ các chất nhầy làm thông thoáng mũi.
Ngoài ra, khi thời tiết hanh khô, việc xịt nước muối sinh lý vào mũi lại có tác dụng làm tăng độ ẩm cho mũi, giúp mũi duy trì được chức năng hô hấp thông thường.
Giảm đường, sữa
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu bé ho có đờm thì cần tạm thời loại bỏ đường và các sản phẩm từ sữa ra khỏi chế độ ăn của trẻ. Trà với một chút gừng và món súp gà sẽ tốt cho bé hơn.
Theo SS/Dân Trí

Bài 2. Làm gì khi trẻ bị ho?

Khi thay đổi thời tiết, do hệ miễn dịch yếu trẻ nhỏ rất dễ bị ho kèm theo sổ mũi, sốt…Thậm chí có bé một tháng bị đến 2 lần. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng vì không thể lúc nào cũng cho con dùng kháng sinh được.
Cứ khi thời tiết chuyển mùa là y như rằng chị Hoài (Hà Nội) thấy cô con gái 24 tháng tuổi lại ho. Cho con uống thuốc khoảng 1 tuần thì con khỏi nhưng chỉ 3 ngày sau bé lại ho, cứ liên tục như thế trong 2 tháng. Và cứ hễ con ho, chị lại cho uống kháng sinh.
Hiện nay, giống như chị Hoài, nhiều bà mẹ có con nhỏ đang thực hiện theo “công thức” ho là phải dùng kháng sinh, nhất là khi kèm theo sốt cao. Tuy nhiên, điều cha mẹ không biết ho là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau ở trẻ và không phải lúc nào những thuốc này cũng có tác dụng. Không chỉ người bệnh mà thậm chí đôi khi cả các bác sĩ cũng đang có hiện tượng quá lạm dụng thuốc kháng sinh.
Dưới đây là một số lời khuyên cho các cha mẹ khi có con bị ho:
Phân loại ho ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho, có thể là biểu hiện của bệnh hoặc do dị ứng với khói thuốc lá, hoặc do ô nhiễm từ môi trường không khí (khói, bụi, ô nhiễm…) Đặc biệt ở trẻ nhỏ, cần lưu ý kỹ hơn vì khả năng bảo vệ và miễn dịch của trẻ kém hơn so với người lớn.
Thông thường khi thay đổi thời tiết, trẻ hay bị ho. Những biểu hiện thường gặp là hắt hơi, chảy mũi, sốt nhẹ và ho, nguyên nhân chính là do virus. Vì thế không nên sử dụng kháng sinh để điều trị cho trẻ.
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Khi nào cần đưa con đi khám?
Nếu trẻ ho, sốt, sổ mũi mà vẫn ăn, chơi bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài dù đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau thì cha mẹ nên đưa con đi khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
Sử dụng thuốc hợp lý
Nếu trẻ ho có đờm do viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi… thì tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ vì nếu không có thể gây ho nặng hơn. Các dạng ho còn lại, cha mẹ có thể cho trẻ uống một số loại thuốc ho có tác dụng long đờm, dạng siro ho từ thảo dược như những loại chiết xuất từ cao khô lá thường xuân, an toàn và dễ uống hơn với trẻ em do đã được chứng minh khoa học và có các nghiên cứu lâm sàng. Lưu ý là chỉ một số loại thuốc được chỉ định dùng được cho trẻ sơ sinh.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
TOP