Loading...
Aug 30, 2012

Bệnh ho


Nguyên nhân và triệu chứng

- Các nguyên nhân thường gặp là viêm mũi, viêm mũi xoang, viêm họng, viêm thanh quản, viêm khí-phế quản, viêm phổi, dị vật đường thở… Nhiều bệnh nhân còn phàn nàn rằng họ bị ho mỗi khi thời tiết thay đổi.
- Triệu chứng ho thường xuất hiện vào ngày thứ 3-4 sau khi sốt do hiện tượng tích đọng dịch tiết của niêm mạc đường hô hấp. Việc điều trị thuốc làm long dịch và giảm tiết là cần thiết. Ho khỏi dần sau 2-3 tuần. Một số trường hợp cho dù uống thuốc ho hay không thì bệnh nhân vẫn cứ bớt dần sau 1 tuần.
- Đối với ho cấp tính, nguyên nhân hay gặp nhất là: cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi do dị ứng hay không do dị ứng…
- Ho bán cấp, thường là ho sau nhiễm khuẩn, viêm xoang cấp, hen phế quản.
- Ho mạn tính có thể do những nguyên nhân như: chảy mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, do thuốc như thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, bệnh phổi mô kẽ, lao phổi, áp-xe phổi, ung thư, hút thuốc lá… Một bệnh nhân ho mạn tính, nếu không hút thuốc, không dùng thuốc ức chế men chuyển và phim Xquang phổi bình thường thì có đến 90% trường hợp là do chảy mũi sau, hen phế quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản.

Phòng và điều trị

1. Phòng bệnh:
- Tránh ở trong môi trường khô và lạnh
- Tránh các yếu tố gây kích thích họng như khói thuốc lá.
2. Điệu trị:
- Nếu ho là triệu chứng của các chứng bệnh như hen, viêm phế quản mạn, suy tim sung huyết, ung thư phổi, hồi lưu thực quản,.. cần phải điều trị nguyên nhân các bệnh trên.
- Trong trường hợp ho khan không xác định rõ nguyên nhân hoặc điều trị chuyên biệt không giúp giảm ho, việc điều trị giảm ho có thể có ích.
3. Các thuốc trị ho khan:
- Pholcodine và dextromethorphan là các hoạt chất thường được dùng như thuốc ức chế ho và được xem là có ít tác dụng phụ hơn các dẫn xuất á phiệt khác, như codein, nên được dùng khá rộng rãi
- Các thuốc trị ho có chứa dẫn xuất á phiệt như codeine tác động bằng cách ức chế trực tiếp trung tâm ho ở não. Tác dụng phụ của thuốc bao gồm an thần, lệ thuộc thuốc và táo bón
- Các thuốc trị ho khác có tác động trung ương nhưng không là dẫn xuất của á phiệt. Nhóm này bao gồm butamyrate citrate, clobutinol, pentoxyverine và sodium dibunate
- Pipazethate là thuốc ức chế ho vừa trung ương và ngoại biên
- Levodropropizine là thuốc ức chế ho ngoại biên
4. Các thuốc phối hợp:
- Các chế phẩm này, ngoài các hoạt chất giảm ho, còn có hoạt chất kháng histamin. Sự phối hợp các thuốc này tạo ra những tác động hiệp đồng nhằm chủ yếu tác động đến các thụ thể cholinergic và trung khu ho.
- Tránh dùng các thuốc phối hợp có chứa long đàm hoặc một chất giảm nghẹt mũi – chỉ được sử dụng chúng khi có hiện tượng nghẹt mũi. Các chế phẩm có chứa chất giảm nghẹt mũi có thể gây mất ngủ và bồn chồn
5. Thuốc ngậm:
- Thuốc ngậm giảm ho có thể chứa nhiều hợp chất thuộc các thành phần khác nhau như chất kháng khuẩn, giảm đau, kháng viêm hoặc thuốc tê.
- Thuốc ngậm có ưu điểm là thời gian tiếp xúc lâu hơn nhưng cần phải kiểm tra thành phần đường có trong thuốc, đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường.
6. Thuốc long đờm (ammonium chlorid, terpin benzoat…). Thuốc có tác dụng làm loãng đờm giúp dễ khạc đờm ra ngoài. Tuy nhiên thuốc có tác dụng phụ gây buồn nôn, nôn, kích ứng dạ dày…
7. Thuốc làm tan đờm (acetylcystein, cystein, carbocystein, bromhexin…): thường được dùng khi đờm đặc, quánh. Thuốc có tác dụng làm giảm độ quánh của đờm tạo điều kiện dễ khạc đờm ra ngoài. Tuy nhiên đối với người loét dạ dày – tá tràng cần thận trọng khi dùng nhóm thuốc này. Thuốc cũng có thể gây buồn nôn, nôn và làm tắc nghẽn phế quản ở người không có khả năng tự tống đờm ra ngoài như người già, người có phản xạ ho giảm… (vì đờm không khạc được ra ngoài có thể gây ứ đọng làm tắc đường hô hấp).
8. Điều trị hỗ trợ:
Các thuốc ho có nguồn gốc thảo dược.
9. Một vài lưu ý khi dùng thuốc điều trị ho có đờm:
- Không nên dùng chất ức chế ho trong trường hợp ho có đờm vì chúng sẽ làm tích tụ chất đờm trong phổi tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Không dùng phối hợp một thuốc giảm ho với một thuốc làm long đờm. Do tác dụng ức chế ho nên thuốc giảm ho gây khó khăn cho mục đích của thuốc long đờm. Nên tránh dùng các thuốc ho phối hợp giữa chất chống ho và chất long đờm.
- Không nên dùng các thuốc kháng histamin vì chúng có khuynh hướng làm khô đờm và làm đờm đọng lại trong phổi có thể gây ho kéo dài và làm cho bệnh trầm trọng hơn.
- Cần uống nhiều nước mỗi ngày, tránh hút thuốc, tránh bụi và môi trường lạnh khô, tránh uống rượu, cà phê… Việc xông hơi nóng cũng có thể giúp làm loãng đờm và dễ khạc đờm. Ngoài ra có thể điều trị hỗ trợ bằng việc dùng mật ong, tỏi, uống thêm nước chanh hoặc vitamin C.
- Thuốc long đờm và tiêu đờm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ, hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm đi dễ gây ứ đọng đờm trong phổi.
- Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho đừng nên tự ý tăng liều, dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà bạn cần phải đi khám bệnh lại.
- Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại có thể che mất triệu chứng của bệnh. Vì vậy chỉ dùng khi thật sự cần như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng.

Các bài thuốc chữa ho đơn giản hiệu quả

Hẹ, Đu đủ, Quất, Gừng, Cải cúc, Rẻ quạt, Củ cải, Vỏ rễ dâu, Mơ, Chanh ta, Hoa mướp, Bạc hà, Cam thảo, Húng chanh, Lá chanh.
1. Chữa ho trẻ em, hen suyễn, họng sưng đau bằng lá hẹ.
Hẹ: Lá Hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thuỷ lấy nước cho uống.
2. Cổ họng khó nuốt bằng lá hẹ.
Hẹ: Dùng 12-24g lá Hẹ giã tươi lấy nước uống.
3. Chữa ho gà bằng hoa đu đủ đực.
Hoa đu đủ đực 20g đem hấp với đường phèn lượng vừa đủ, chia uống vài lần trong ngày. Cũng có thể hấp kết hợp với há hẹ 10g, hạt chanh 10g.
4. Chữa ho, mất ngủ bằng quất
Quất 2 quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn.
5. Chữa ho gió, ho khan bằng quất.
Quả quất: Quả quất chín 10g, hoa hồng bạch 10g, hạt chanh 10g, rửa sạch, cho vào bát cùng với một ít mật ong hay đường phèn, đem hấp cơm 20 phút, lấy ra nghiền nát, chắt lấy nước để uống.
6. Chữa ho gà bằng quất.
Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần
7. Chữa ho do phế nhiệt bằng quất.
Dùng quả quất với củ cải ép lấy nước uống.
8. Chữa ho, viêm phế quản bằng gừng.
Gừng: Có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, giảm ho, hạ sốt, kháng histamin. Được dùng chữa ho, viêm phế quản. Ngày dùng 4-12g dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán.
9. Chữa ho trẻ em bằng cải cúc
Dùng lá Cải cúc thái nhỏ 6g, thêm ít mật ong, hấp vào nồi cho tiết nước ra, chia nhiều lần uống trong ngày.
10. Chữa ho, viêm họng bằng cây rẻ quạt
Cây rẻ quạt: Ðể chữa ho, viêm họng, có thể phối hợp với rễ Mạch môn, Húng chanh, hoa Ðu đủ đực, đem giã nhỏ, hấp cơm, hoặc với rễ Cam thảo đất, rễ Đậu săng, giã ngậm.
11. Chữa ho có đờm, hen, ho ra máu, trẻ em ho gà bằng rễ dâu.
Vỏ rễ dâu(tang bạch bì): Ngày dùng 4-12g, sắc nước uống.
12. Chữa ho, viêm họng, khản tiếng bằng lá húng chanh
Lá Húng chanh non 5-10g giã nát vắt lấy nước cốt nóng. Hoặc đem giã nhỏ một nắm lá (15-20g), thêm nước, vắt lấy nước uống làm hai lần trong ngày. Đối với trẻ em, thêm ít đường, đem hấp cơm cho uống làm 2-3 lần.
13. Chữa ho mất tiếng bằng vỏ quýt
Trần bì(Vỏ quả Quýt chín) 12g sắc với 200ml nước, còn 100ml; thêm đường để vừa ngọt, uống dần trong ngày (Dược liệu Việt Nam).
14. Chữa ho có đờm bằng lá bạc hà.
Lá bạc hà tươi 50g vắt nước uống hàng ngày.
15. Chữa ho, có sốt, khó thở, tức ngực, khạc đờm vàng bằng hoa mướp.
Hoa mướp 12g rửa sạch hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, pha thêm 20g mật ong, uống thay trà trong ngày, mỗi ngày dùng 2 thang.
16. Chữa ho lao, ho lâu ngày bằng cam thảo
Dùng Cam thảo nướng 120g tán bột, uống mỗi lần 4g, ngày uống 3-4 lần (Nam dược thần hiệu).
17. Chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng bằng hạt mơ
- Hạt Mơ: dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, Ngày dùng 4,5-9g, dạng thuốc sắc.
- Quả Mơ: thường dùng làm thuốc thay vị Ô mai là quả của cây Mai – Prunus mume. Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng.
18. Chữa ho nhiều đờm, khản tiếng bằng củ cải
- Chữa ho nhiều đờm: Củ cải trắng 1kg, lê 1kg, gừng tươi 250g, sữa, mật ong mỗi vị 250g. Lê gọt vỏ bỏ hạt, củ cải, gừng tươi rửa sạch thái nhỏ. Cho từng thứ vào vải xô vắt nước để riêng. Đổ nước củ cải, lê đun to lửa cho sôi, bớt lửa cho đến khi đặc dính thì cho nước gừng, sữa, mật ong vào quấy đều đun sôi lại. Khi nguội cho vào lọ đậy kín dùng dần, mỗi lần một thìa canh pha vào nước nóng để uống. Uống ngày hai lần.
- Trị khản tiếng: Lấy 3 củ cải trắng và 1 nhánh gừng tươi, rửa sạch, giã nhỏ gạn lấy nước để uống, uống trong 2 ngày.
19. Chữa ho gà bằng chanh
Lá Chanh tươi sắc với vài lát Gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.
20. Chữa cảm mạo, sốt ho và sốt rét bằng quất hồng bì
Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì: Dùng lá Hồng bì 15-30g sắc uống.
21. Chữa ho cảm bằng quất hồng bì
Hồng bì, Hoàng bì, Quất hồng bì:Dùng quả Hồng bì bổ đôi hấp với đường hoặc dùng 40g rễ sắc nước uống.
22. Chữa ho, ho ra máu, hen, viêm họng bằng cỏ nhọ nồi.
Cỏ nhọ nồi: Có tác dụng kháng khuẩn, kháng histamin, chống viêm, cầm máu. Được dùng điều trị ho, ho ra máu, hen, viêm họng. Ngày dùng 20g cây khô, dạng thuốc sắc, hoặc 30-50g cây tươi, giã vắt lấy nước uống.
23. Chữa ho, hen suyễn, khò khè bằng tía tô.
Tía tô: Có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt cơ trơn, chống dị ứng. Được dùng chữa ho, hen suyễn; ngày dùng 5-12g lá, sắc nước uống.
Hạt tía tô: dùng trị ho, thở khò khè. Thường dùng 5-10g, dạng thuốc sắc.
24. Ho có đờm, viêm khí quản mạn tính băng quả phật thủ
Phật thủ: Nhai cùi cả vỏ với nước; hoặc phối hợp với Bán hạ (đã xử lý với gừng), mỗi vị 6g, sắc uống, pha thêm đường kính uống.
25. Chữa cảm mạo, ho, sốt nóng bằng đại bi
Đại bi: Dùng 5-12g lá Ðại bi nấu nước uống. Có thể nấu nước xông, dùng riêng hay phối hợp với các loại lá khác có tinh dầu.
26. Chữa ho, viêm họng bằng hạt mướp đắng
Mướp đắng: Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước
27. Chữa ho, ho ra máu bằng lá nhót
Chữa các chứng ho nói chung:Lá Nhót tươi 30g, sắc với nước, thêm chút đường và uống.
Lao phổi ho ra máu: Lá Nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như nước trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
28. Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già bằng hạt cải xanh
Hạt Cải xanh, hạt Củ cải, hạt Tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4-5g, ngày uống 2-3 lần.
29. Chữa ho lâu ngày núc nác
Núc nác: Hạt có tác dụng thanh phế nhiệt, lợi hầu họng, chống ho, giảm đau5-10g hạt, sắc nước hoặc tán bột uống.
30. Chữa ho, ho lao, ho ra máu bằng mạch môn
Mạch môn là cây thuốc thông dụng trong nhân dân làm thuốc bổ phổi, trị ho, ho lao, về chiều nóng âm ỉ, sốt cao, tâm phiền khát nước. Ngày dùng 6-12g, dạng thuốc sắc. Dùng riêng hay phối hợp với Rẻ quạt, lá hẹ, hoa Ðu đủ đực, Húng chanh để trị ho.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
TOP