Loading...
Oct 4, 2011

Gừng tươi


Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.
Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Trong bữa tiệc, hắt hơi có thể làm phiền người khác do thức ăn bắn ra dính vào quần áo của họ.


Gừng tươi
Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90 phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác dụng).

Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng gừng tươi (khoảng 3 - 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi. Sau đó người bệnh đi rửa tay, rửa miệng, rồi tiếp tục bữa ăn. (Gừng tươi là thức ăn quen thuộc nên không ảnh hưởng đến mùi vị các món ăn như các loại tân dược chống dị ứng).

Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin).

Nhược điểm của gừng tươi: một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng.

Để phòng thân, người có chứng “dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần.

Gừng tươi có thể phát huy được các hiệu quả chữa nhiều bệnh khác nhau, đồng thời cách sử dụng của nó cũng đa dạng, có thể dùng bên trong lẫn bên ngoài.

Ăn sống trực tiếp: Chỉ cần lấy gừng gọt vỏ rửa sạch, sau đó có thể sử dụng ngay. Phương pháp này đơn giản nhưng lại có hiệu quả nhanh nhất. Gừng quá già sẽ rất cay nên tránh ăn sống trực tiếp.

Làm nước uống: Dùng gừng nấu thành trà gừng, có thể thêm ít đường cho dễ uống, có tác dụng làm ấm, có thể lưu thông khí huyết, tăng huyết áp...

Dùng bên ngoài: Để sử dụng bên ngoài, có thể giã nhỏ, đắp lên vết thương nhỏ, sau đó dùng băng cố định lại, cách này có thể làm giảm sưng đau nhiễm trùng vết thương, trị côn trùng cắn và đau nhức các loại cũng rất có tác dụng. Gừng đập dập cho vào nước nóng, ngâm chân, trị phong thấp.

Gừng tươi có thể phát huy được các hiệu quả chữa nhiều bệnh khác nhau.

Làm đẹp: Gừng tươi có khả năng giúp máu lưu thông, nếu dùng gừng nấu thành nước ấm có thể giúp da dẻ mịn màng. Còn có thể dùng gừng để chế ra tinh dầu, xà bông, dầu gội đầu và các loại sản phẩm dưỡng da khác.

Gừng chứa rất nhiều nước cũng như tinh dầu, vì vậy, cách bảo quản tốt nhất là để nơi khô ráo, nếu không sẽ dễ biến chất, sinh độc, biến màu. Nếu bề ngoài của gừng khô héo, vỏ nhạt đi, điều đó biểu hiện tinh dầu đã mất, sẽ không còn tác dụng chữa bệnh. Dùng vải hoặc hộp gỗ để bảo quản gừng nên sẽ giữ được lâu.

Phải đặc biệt chú ý, gừng đã hư thì không nên sử dụng, tuy rằng ăn vào mùi vị không khác là mấy, nhưng thực ra nó sẽ sản sinh ra độc tính rất mạnh, có hại cho gan.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
Toggle Footer
TOP